Để biết phong thủy nhà ở của một ngôi nhà "tốt" hay "xấu" thực sự không hề đơn giản, bởi đó là sự tổng hòa của rất nhiều yếu tố từ hình thế đất, kiến trúc, bài trí nội thất đến âm thanh, ánh sáng... Tuy nhiên, có một số điểm bạn có thể phòng tránh và khắc phục để mang lại phong thủy tốt cho không gian sống của mình.
Nếu bạn đang xây dựng hoặc tìm mua một ngôi nhà mới, bạn có thể cố gắng hết sức để tìm được một nơi có bố cục phong thủy tối ưu nhất. Thế nhưng, nếu phong thủy nhà ở nơi nào đó không tốt thì cũng đừng quá lo lắng! Thực tế cho thấy, có rất nhiều cách để bạn điều chỉnh, khắc phục, hóa giải các lỗi phong thủy thường gặp.
Bài viết đề cập tới 8 đặc điểm của một ngôi nhà kém lý tưởng theo quan điểm phong thủy và cách khắc phục chúng. Bạn có thể tham khảo, vận dụng linh hoạt cho từng trường hợp cụ thể.
Hãy tưởng tượng rằng bạn là một vị khách đến thăm nhà lần đầu tiên. Vậy liệu bạn có thể tìm thấy số nhà và lối vào dễ dàng không? Nếu không, năng lượng và cơ hội cũng khó có thể vào nhà. Khi bạn không thể nhìn thấy cửa trước từ đường phố, điều này có nghĩa là cơ hội bị bỏ lỡ hoặc năng lượng tích cực không thể tìm thấy bạn.
Cách hóa giải
Trong trường hợp cửa trước bị ẩn như vậy, bạn nên tìm cách cải thiện khả năng hiển thị của nó. Bạn có thể làm điều này với biển báo, chẳng hạn như biển báo sáng bao gồm số nhà của bạn, hoặc bằng cách thay đổi cảnh quan để loại bỏ chướng ngại vật chặn trước cửa.
Bạn cũng đừng bỏ qua con đường dẫn đến cửa trước. Làm những gì bạn có thể để tạo ra một con đường thông thoáng đến cửa trước, dẫn theo những luồng khí dồi dào, tràn đầy năng lượng tích cực.
2. Cửa trước thẳng hàng với cửa sau
Khi cửa trước thẳng hàng với cửa sau, thì khí và năng lượng vào nhà từ cửa trước và thoát ra ngoài qua cửa sau, không lưu lại được trong nhà. Trong khi đó, theo phong thủy cho nhà ở, khí nên tích tụ và được nuôi dưỡng bên trong nhà, chứ không phải thoát ra ngoài ngay lập tức như vậy. Bố cục phong thủy này có thể làm tiêu hao nguồn lực và tài chính của gia chủ.
Cách hóa giải
Bạn có thể khắc phục lỗi phong thủy nhà ở này bằng các mẹo sau:
- Đặt 1 quả cầu pha lê phong thủy ở giữa cửa trước và cửa sau giúp phân tán khí khi đi vào nhà.
- Che khuất con đường của khí bằng đồ đạc được đặt ở giữa hai cánh cửa. Tuy nhiên, bạn nên bài trí cẩn thận để không cản trở lối lưu thông trong nhà. Một chiếc bàn nhỏ với bình hoa được đặt trên đó là gợi ý đáng để tham khảo.
- Sử dụng vách ngăn tinh tế, vừa giúp che chắn luồng khí đi vào từ cửa trước không bị thoát ra cửa sau, vừa là điểm nhấn đẹp mắt. Hiện có nhiều loại vách ngăn nghệ thuật để bạn lựa chọn.
Như vậy, nếu nhà bạn có cửa trước và cửa sau thẳng hàng với nhau cũng đừng quá lo lắng. Bạn cũng không cần phải thực hiện tất cả các mẹo hóa giải liệt kê ở trên cùng một lúc. Hãy chọn cách phù hợp với bạn nhất và hài hòa với tổng thể không gian nhà, đảm bảo cả về công năng lẫn tính thẩm mỹ.
3. Cầu thang đối diện cửa trước
Nếu bạn nhìn thấy cầu thang ngay khi mở cửa hoặc nếu cầu thang thẳng hàng với cửa thì tương tự như cửa trước thẳng hàng với cửa sau, khí đi thẳng lên cầu thang thay vì tụ vào các khu vực chính của ngôi nhà. Tức các luồng khí bên ngoài đi vào nhà quá nhanh, không tốt về mặt phong thủy. Bố cục này có thể khiến nguồn lực hoặc tài chính của gia chủ bị suy giảm.
Tuy nhiên, nếu tiền sảnh hoặc lối vào thoáng rộng và sáng sủa thì bạn không cần phải lo lắng về cách bố trí này. Bởi lẽ, tiền sảnh, lối vào thoáng sáng sẽ cho phép khí đi vào nhà nhẹ nhàng, hiệu quả hơn.
Cách hóa giải
Gia chủ có thể tham khảo một số cách khắc phục sau:
- Đặt một quả cầu pha lê phong thủy ở giữa cửa và cầu thang để phân tán và làm chậm khí đi vào nhà.
- Đặt một số tác phẩm nghệ thuật, hoa tươi, đồ trang trí đẹp ở bên cạnh cầu thang.
- Đặt gương ở đầu cầu thang đối diện với cửa trước để tạo cảm giác rộng rãi hơn so với thực tế.
- Đặt một tấm thảm (tốt nhất là thảm hình tròn) ở chân cầu thang để làm chậm khí.
- Nếu diện tích cho phép, có thể đặt một chiếc bàn tròn ở trung tâm của tiền sảnh, nhưng cần đảm bảo không cản trở lối đi.
- Đặt một chiếc bàn nhỏ, hẹp dựa vào bức tường ở lối vào, trên bàn đặt một tấm gương hoặc tác phẩm nghệ thuật để giúp di chuyển khí xung quanh không gian, thay vì đi lên cầu thang, xộc thẳng vào các phòng trong nhà.
4. Cửa nhà vệ sinh đối diện cửa trước
Như chúng ta đã biết, cửa trước là miệng của khí, là nơi năng lượng đi vào nhà. Do đó, nếu cửa nhà vệ sinh đối diện, thẳng hàng với cửa chính thì luồng khí từ ngoài vào sẽ xuyên thẳng vào phòng vệ sinh và phần lớn năng lượng tốt đều bị thất thoát ra ngoài. Tài chính của gia chủ vì thế cũng bị ảnh hưởng, hao hụt.
Hơn nữa, phòng vệ sinh thường chứa các luồng khí uế, dễ gây xung đột giữa sinh khí và âm khí. Thế cửa chính đối diện cửa nhà vệ sinh được xem là đại hung, là phong thủy nhà ở nên tránh bởi có thể khiến gia đạo bất an, xui xẻo bủa vây.
Ngoài ra, khi khách bước vào cửa nhà sẽ thấy ngay cửa phòng vệ sinh cũng không được thiện cảm, mất mỹ quan và ảnh hưởng tới tính riêng tư thiết yếu của gia chủ. Vậy nên, khi thiết kế xây dựng nhà ở, gia chủ tuyệt đối tránh để cửa chính đối diện cửa phòng tắm, vệ sinh.
Cách hóa giải
Nếu không thể thay đổi vị trí của cửa chính, cửa nhà vệ sinh, bạn có thể khắc phục theo các cách sau:
- Luôn đóng cửa nhà vệ sinh để ngăn năng lượng tích cực thất thoát qua phòng tắm và ngăn khí uế từ nhà vệ sinh ra ngoài nhà.
- Tạo vách ngăn giữa cửa chính và nhà vệ sinh bằng cách sử dụng bình phong, rèm cửa... chắn giữa cửa nhà vệ sinh và cửa chính. Lưu ý, cần bài trí khéo léo để không gây bất tiện trong sinh hoạt, ảnh hưởng tới mỹ quan chung.
- Treo hoặc đặt hoa, cây cảnh phù hợp ở hai bên cửa nhà vệ sinh.
- Tạo phong thủy tốt cho lối vào nhà bằng cách:
+ Sơn cửa chính, trải thảm với màu sắc, kiểu dáng phù hợp để thu hút sinh khí.
+ Nếu không gian đủ rộng, hãy đặt ở giữa cửa nhà vệ sinh và cửa trước một chiếc bàn tròn nhỏ, phía trên đặt lọ hoa hoặc tác phẩm nghệ thuật làm "bãi đáp" cho năng lượng tốt, tránh thất thoát ra ngoài qua phòng vệ sinh.
- Tạo phong thủy tốt cho nhà vệ sinh bằng cách:
+ Giữ cho căn phòng luôn sạch sẽ, khô ráo;
+ Đặt một chậu cây xanh tươi trên nắp bồn nước của bồn cầu để chuyển hóa năng lượng nước đi xuống thành năng lượng sống hướng lên giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt.
+ Khi không sử dụng và khi sử dụng xong, cần đóng nắp bồn cầu lại.
+ Bố trí ô thoáng, lắp quạt hút mùi cho nhà vệ sinh.
+ Sử dụng tinh dầu, nến thơm, sáp thơm để trung hòa khí uế cho nhà vệ sinh.
5. Phòng tắm ở trung tâm ngôi nhà
Theo phong thủy, trung tâm ngôi là là khu vực cực kỳ quan trọng, được ví như trái tim của ngôi nhà, giúp duy trì năng lượng cho các khu vực khác trong nhà. Trung tâm ngôi nhà thoáng đãng, vui tươi và nhiều ánh sáng sẽ góp phần mang lại phong thủy tốt cho tất cả các phòng chức năng khác.
Trung tâm nhà thuộc yếu tố Thổ trong Ngũ hành, phòng tắm thuộc Thủy, vì thế nếu đặt phòng tắm ở vị trí trung tâm sẽ sinh thế cục Thổ khắc Thủy, ảnh hưởng tới đường tài vận của gia chủ.
Thực tế, việc đặt nhà vệ sinh ở trung tâm nhà cũng không phải là lý tưởng bởi có thể sẽ khiến khí ẩm, mùi hôi phát tán, không tốt cho sức khỏe của các thành viên gia đình.
Chính bởi vậy, phòng tắm, nhà vệ sinh thiết kế ở trung tâm ngôi nhà thực sự rất bất tiện, không tốt về phong thủy, đặc biệt nếu đây là phòng tắm duy nhất trong nhà với tần suất sử dụng thường xuyên.
Cách hóa giải
Nếu phạm phải sai lầm phong thủy nhà ở này, bạn có thể khắc phục bằng các mẹo đơn giản như sau:
- Tăng cường yếu tố Mộc để cân bằng năng lượng trong phòng tắm bằng cách sơn tường phòng tắm với màu xanh lá hoặc bài trí cây xanh, tranh treo tường phong cảnh rừng cây xanh tốt.
- Đặt một chiếc gương ở bên ngoài cửa phòng tắm để xóa sạch năng lượng phòng tắm khỏi khu vực này trong nhà bạn.
- Đảm bảo phòng tắm luôn gọn gàng, sạch sẽ: Điều này giúp giảm bớt năng lượng tiêu cực, giữ cho năng lượng phòng tắm luôn sạch sẽ, tươi mới.
- Trang trí phòng tắm đẹp: Năng lượng ở trung tâm của ngôi nhà tốt thì các phòng khác trong nhà mới có phong thủy tốt. Vì vậy, gia chủ nên trang trí phòng tắm trung tâm nhà thoáng đẹp, tươi vui nhất có thể bằng cách sử dụng tranh nghệ thuật treo tường, cây xanh, rèm cửa, gạch ốp lát hoa văn...
- Bổ sung yếu tố Hỏa và Thổ: Gia chủ nên ưu tiên chọn các vật dụng, phụ kiện phòng tắm thuộc hai yếu tố này bằng cách sử dụng pha lê, nến, tranh phong cảnh... Đặc biệt, yếu tố Thổ sẽ giúp hấp thụ năng lượng Thủy dư thừa trong nhà tắm.
- Tạo nhiều mức ánh sáng khác nhau: Trường hợp phòng tắm không có cửa sổ, bạn nên tạo ra ít nhất hai mức ánh sáng khác nhau như thắp thêm nến hoặc sử dụng công tắc điều chỉnh độ sáng. Nếu chỉ có một mức ánh sáng thì năng lượng tạo ra thường tĩnh và thấp, không tốt cho khu vực trung tâm nhà.
- Lưu ý chất lượng không khí phòng tắm: Để cải thiện chất lượng không khí trong nhà tắm, gia chủ có thể đặt hoặc treo các chậu cây phong thủy tốt hoặc sử dụng máy khuếch tán tinh dầu.
6. Phòng ngủ trên gara, nhà để xe
Phòng ngủ nên được thiết kế trên không gian sinh hoạt chung như phòng sinh hoạt gia đình, phòng khách hoặc phòng ăn. Phòng ngủ bố trí trên gara ô tô không mang lại phong thủy tốt.
Lý dó là, nhà để xe có nhiều chuyển động đi vào, đi ra khiến dòng năng lượng không được ổn định. Trong khi đó, phòng ngủ cần năng lượng tĩnh hoàn toàn để thư giãn, nghỉ ngơi. Sự di chuyển quá nhiều đối với phòng ngủ có thể tạo ra sự bất ổn.
Không chỉ có nhiều sự di chuyển, chuyển động, gara ô tô còn là nơi chứa nhiều yếu tố kim loại, hóa chất, dụng cụ sửa chữa... khiến cho bầu không khí mang nhiều tính âm. Điều này khiến cho người ngủ trong phòng không có được giấc ngủ ngon, cảm giác bồn chồn, bất an, thậm chí là buồn bã, về lâu dài ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần.
Cách hóa giải
Trong trường hợp bất khả kháng, bạn phải bố trí phòng ngủ trên gara thì cũng đừng quá lo lắng vì vẫn có cách khắc phục, cụ thể như sau:
- Đảm bảo giường được đặt ở vị trí phong thủy tốt: Đầu giường không kê ở vị trí đối diện với cửa ra vào, không kê vào mảng tường có nhà vệ sinh, không kê dưới cửa sổ, không kê vào tường mà phía bên kia tường là con đường lớn, nhiều xe cộ chạy qua, không kê dưới xà ngang.
- Bổ sung lớp cách nhiệt cho phòng ngủ để ngăn tiếng ồn từ đường phố, tiếng mở cửa gara, âm thanh từ xe di chuyển phía dưới.
- Sử dụng thảm trải sàn và thảm lót dưới giường ngủ để làm chậm dòng năng lượng, góp phần cách nhiệt, giảm ồn hiệu quả.
- Phòng ngủ nên có cửa sổ hoặc bố trí quạt thông gió, ô thoáng đảm bảo không khí lưu thông tốt.
- Tránh khởi động xe trong gara khi đóng cửa.
- Bài trí cây xanh trong phòng ngủ để tăng năng lượng tươi mát.
7. Cầu thang ở trung tâm ngôi nhà
Trong phong thủy, trung tâm của ngôi nhà là khu vực "tài khí", có liên quan đến sức khỏe và sự an lành. Vì nằm ở trung tâm nên nó tiếp xúc với mọi khu vực khác của bản đồ bát quái. Điều này có nghĩa là nó ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống của bạn. Nếu cầu thang nằm ở trung tâm nhà thì tất cả chuyển động lên xuống của nó có thể gây mất ổn định.
Sai lầm trong phong thủy nhà ở này sẽ mang lại những năng lượng xấu, có thể khiến gia chủ hao tổn tài lộc, gia đạo bất hòa, làm ăn thất bát, mất đi những mối quan hệ quan trọng.
Cách hóa giải
Cách khắc phục triệt để nhất là thay đổi vị trí của cầu thang. Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng được khi ngôi nhà đang trong giai đoạn lên ý tưởng thiết kế. Còn nếu đã xây xong thì việc thay đổi vị trí cầu thang là không thể vì nó ảnh hưởng tới kết cấu kiến trúc của ngôi nhà. Với trường hợp này, bạn có thể tham khảo một số cách hóa giải sau:
- Sử dụng vách ngăn bằng thạch cao, lam gỗ, bằng nhựa, sắt CNC để ngăn giữa cầu thang với phòng khách hoặc phòng bếp để ngăn năng lượng xấu từ cầu thang ảnh hưởng tới các khu vực khác.
- Thiết kế bậc thang kín, liền khối: Bậc thang kín sẽ góp phần giúp ngăn các luồng khí xấu từ cầu thang phát tán khắp không gian nhà.
- Nếu gần cầu thang có nhiều cửa sổ, bạn nên sử dụng bình phong, rèm cửa, chậu cây xanh che chắn để giảm bớt sự khuếch tán năng lượng.
- Tránh đặt quá nhiều đồ nội thất xung quanh, đặc biệt là ở gầm cầu thang bởi sẽ gây tụ khí xấu, ảnh hưởng tới sức khỏe, cuộc sống của các thành viên gia đình. Cần đảm bảo sự thông thoáng cho khu vực cầu thang giữa nhà.
- Không nên để cầu thang quá tối hoặc quá sáng, lắp đặt đèn chiếu sáng dọc lối đi cầu thang để tăng cường sinh khí. Nếu lan can cầu thang bằng kính cường lực trong suốt thì nên giảm bớt ánh sáng.
8. Hành lang dài và hẹp
Nhà bị lỗi phong thủy khi có một hành lang dài và hẹp. Khi đó, các luồng khí có thể lao xuống hành lang rất nhanh và với nhiều lực, thay vì uốn khúc và tụ lại trong nhà của bạn.
Trong phong thủy, một hành lang dài và hẹp giống như một xa lộ hoặc một đường hầm dài - nó tăng thêm tốc độ và động lực, có thể tạo ra những thách thức trong chính hành lang cũng như bất cứ thứ gì ở cuối hành lang.
Ví dụ, nếu có một chiếc giường ở cuối hành lang thì chiếc giường đó đang nhận được nguồn năng lượng với tốc độ nhanh và mạnh, có thể khiến bạn khó nghỉ ngơi, thư giãn. Nếu bàn làm việc ở cuối hành lang, có thể có những thách thức trong công việc và sự nghiệp.
Nếu cửa trước nằm ở đầu hoặc cuối của một hành lang dài, điều đó có nghĩa năng lượng sẽ đi thẳng ra khỏi nhà bạn, không thể tích tụ lại trong nhà, gây hao tổn tài lộc.
Cách hóa giải
Nếu nhà bạn có một hành lang dài và hẹp, tốt nhất gia chủ nên thay đổi các chi tiết kiến trúc nếu có thể. Nếu không thể cải tạo hành lang của mình - điều này hoàn toàn dễ hiểu, có một số cách hóa giải lỗi phong thủy này như sau.
- Treo tác phẩm nghệ thuật trên tường: Điều này tạo ra một sự "phân tâm" cho khí hoặc những nơi mà năng lượng có thể dừng lại dọc theo hành lang, mục đích là ngăn không cho khí lao thẳng xuống, khuyến khích nó đi theo con đường chậm hơn, khúc khuỷu hơn. Lưu ý, bạn nên chọn những khung hình không nhô ra ngoài quá nhiều.
- Sử dụng thảm trải sàn hành lang hoặc đặt các chậu cây xanh: Một vài chậu cây hoặc trải thảm liên tiếp trên sàn cũng có thể giúp làm chậm dòng khí. Nó tạo ra hiệu ứng của một vài hành lang khác nhau được ghép lại với nhau, thay vì một hành lang dài. Điều này giúp khí lưu thông chậm và uyển chuyển hơn trong không gian.
- Thêm hệ thống chiếu sáng trên tường: Đèn treo tường tạo ra các tiêu điểm để làm chậm dòng khí. Các chuyên gia phong thủy thường thêm các thiết bị chiếu sáng hoặc thay đổi ánh sáng trong nhà, bởi ánh sáng là một trong những cách dễ dàng để điều hòa dòng khí trong không gian.
- Tạo một tiêu điểm khác trong hành lang: Đây có thể là một tác phẩm nghệ thuật (tượng điêu khắc), một cái cây hoặc bất kỳ tiêu điểm nào khác mà bạn bị thu hút. Điều này giúp làm chậm khí, không lao thẳng xuống hành lang.
- Treo một quả cầu pha lê phong thủy từ trần nhà: Đây là công cụ phổ biến mà các nhà phong thủy sử dụng để điều chỉnh dòng chảy của khí trong không gian. Bạn nên dùng quả cầu có nhiều mặt được làm bằng pha lê đặc biệt cho các ứng dụng phong thủy, chứ không phải là pha lê thông thường.
- Treo gương trên tường: Gương thực sự có thể mở ra một không gian đầy sức sống và trực quan. Để tạo sự thông thoáng hơn cho hành lang dài hẹp và tạo thêm không gian cho khí có thể uốn khúc, hãy treo gương ở một bên của hành lang.
Trên đây là 8 lỗi phong thủy nhà ở và các mẹo đơn giản để hóa giải, giúp hạn chế tối đa những tác dụng phong thủy không mong muốn, ảnh hưởng tới sức khỏe, tiền tài của gia chủ. Qua bài viết này, hy vọng bạn đọc sẽ có thêm ý tưởng bài trí không gian sống của gia đình mình hài hòa, hợp lý hơn.